Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the fast-indexing-api domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vhosts/dhk.com.vn/httpdocs/wp-includes/functions.php on line 6114
Biện pháp phòng chống sét đánh cho gia đình và doanh nghiệp

Biện pháp phòng chống sét đánh cho gia đình và doanh nghiệp

Sét đánh là hiện tượng tự nhiên gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và nguy hiểm đến tính mạng con người. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc trang bị các biện pháp phòng chống sét trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các biện pháp phòng chống sét hiệu quả, giúp bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và tài sản của bạn.

I. Tầm quan trọng của việc phòng chống sét đánh trong gia đình và doanh nghiệp:

Những vụ sét đánh trực tiếp vào các công trình xây dựng, nhà cửa, thiết bị điện tử không chỉ gây ra hư hỏng nặng nề mà còn có thể dẫn đến cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng con người. Đặc biệt, trong môi trường doanh nghiệp, thiệt hại từ sét đánh có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tổn thất lớn về kinh tế.

Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có hàng trăm nghìn vụ sét đánh, gây thiệt hại hàng tỷ đô và làm hàng ngàn người thiệt mạng. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng mỗi năm cũng ghi nhận nhiều vụ sét đánh gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Một số thiệt hại do sét đánh tại Việt Nam như:

Vụ việc tại Đắk Nông: Ngày 23/5/2020, tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, một phụ nữ đã tử vong ngay tại chỗ và một thợ xây bị thương do bị sét đánh trong lúc đang ăn cơm tại chòi rẫy (BAO DIEN TU VTV).

Vụ việc tại Ninh Thuận: Tại một công trình thủy điện, ba công nhân đã mất mạng ngay tại chỗ sau khi bị sét đánh trong một cơn mưa dông lớn. Sự cố này đã dấy lên lời cảnh báo khẩn cấp về việc cần trang bị các biện pháp phòng chống sét tại các công trình xây dựng và khu vực làm việc ngoài trời (TUOI TRE ONLINE).

II. Biện pháp chống sét trực tiếp:

1. Một hệ thống chống sét trực tiếp cơ bản gồm có các thành phần sau:

Hệ thống chống sét trực tiếp
Hệ thống chống sét trực tiếp
  • Hệ thống kim thu sét (có thể riêng rẽ hoặc kết hợp gồm dây dẫn liên kết trên mái công trình với kim thu sét).
  • Hệ thống dây dẫn sét.
  • Hệ thống tiếp địa.

2. Phương pháp xây dựng, lắp đặt:

Để xây dựng một hệ thống chống sét trực tiếp cho công trình quy mô nhỏ có kích thước cỡ diện tích từ vài chục đến vài trăm mét vuông có thể thực hiện theo phương pháp sau:

Kim thu sét và dây liên kết kim thu sét:

Kim thu sét DHK
Kim thu sét DHK

Độ cao của kim thu sét (Lightning Rod) có thể từ 50cm trở lên tùy thuộc vào độ cứng của vật liệu, có đường kính từ Ø16mm hoặc lớn hơn (bằng sắt hoặc đồng hoặc dùng chính dây dẫn liên kết làm kim chống sét tùy thuộc vào khả năng kinh tế).

Dây dẫn liên kết (conductor) trên mái kết nối đến các đỉnh của mái nhà, được cố định trên mái bằng kẹp hoặc vít nở, gắn trực tiếp lên phần ngoài cùng của mái công trình. Các điểm đan chéo giữa các dây dẫn và kết nối với dây dẫn xuống (down conductor) được liên kết với nhau bằng kẹp hoặc hàn hồ quang. 

Đối với những ngôi nhà mà mái nhà được làm bằng các chất liệu dễ cháy (mái lá, rơm rạ ..), yêu cầu việc lắp đặt các kim thu sét và các dây dẫn xuống cho ngôi nhà này cần phải có khoảng cách cách ly an toàn với bề mặt mái. Khoảng cách cách ly yêu cầu tối thiểu giữa kim thu sét với đỉnh của mái là 0.6m, giữa dây dẫn thoát sét với bề mặt mái là 0.4m và xuống dưới cách chân mái là 0.15m.

Phương pháp quả cầu lăn (Rolling sphere)
Phương pháp quả cầu lăn (Rolling sphere)

Phương pháp quả cầu lăn (Rolling sphere) được sử dụng để nhận biết các phần không được bảo vệ sét đánh của các công trình cao có nhiều hình khối phức tạp. Bằng cách lăn một quả cầu tưởng tượng với bán kính xác định qua toàn bộ bề mặt tường bao của công trình, khi nó tiếp xúc với bề mặt công trình có thể tạo ra các cú sét đánh và những vị trí này cần phải lựa chọn phương pháp lắp đặt hệ thống thu sét với số lượng kim thu hoặc kích thước mắt lưới thu sét phù hợp với hình dạng bề mặt mái để đảm bảo an toàn cho tòa nhà.

Phương pháp này thường được sử dụng để kiểm tra vùng bảo vệ của bất cứ một thiết kế hệ thống chống sét nào. Nhìn chung, kích thước cầu càng nhỏ thì khả năng bảo vệ chống sét càng tốt nhưng sẽ tốn kém trong quá trình xây lắp hệ thống. Cỡ cầu được khuyến nghị có bán kính từ 20 – 60m, thông thường nên sử dụng cầu có bán kính 60m, còn cầu có bán kính 20m chỉ nên sử dụng bảo vệ cho các công trình dễ cháy.

Hệ thống dây dẫn xuống đất:

Hệ thống dây dẫn
Hệ thống dây dẫn

Chức năng của dây dẫn xuống là dây liên kết từ bộ phận thu sét xuống các cực nối đất. Hệ thống dây dẫn xuống đất có đường kính Ø8-10mm hoặc lớn hơn (bằng sắt hoặc đồng) được hàn hoặc kẹp cố định, liên kết vào kim hoặc dây dẫn liên kết trên mái và được dẫn xuống tối thiểu tại hai vị trí đối xứng nhau của công trình tùy thuộc vào kích thước công trình (chiều dài và rộng mặt bằng). 

Sử dụng các đai kẹp, gông inox, để bắt cố định dây xuống vào tường và mái nhà bằng vít nở đảm bảo chắc chắn. Vị trí lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện thực tế mặt bằng thi công đóng cọc tiếp địa tại các vị trí tương đối đối xứng nhau nối vào cọc tiếp địa. Thông thường, khoảng cách giữa các dây dẫn xuống quanh tường bao không vượt quá 20m.

Hệ thống tiếp địa:

Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa

Hệ thống tiếp địa gồm tối thiểu 2 hay nhiều cọc tiếp địa bằng thanh thép xoắn đường kính Ø16 trở lên hoặc thanh thép chữ V có độ dài từ 1m – 2m, có độ cứng đủ lớn để có thể chịu lực đóng xuống nền đất trong rãnh sâu tối thiểu 80-100cm. Vị trí các cọc tiếp địa được đóng tại hai điểm đối xứng nhau cách móng công trình 1m và tối thiểu phải có một sợi dây liên kết chạy trong rãnh nối hai cọc này với nhau theo 2 cạnh của công trình (hai cạnh còn lại có thể không cần chạy dây) bởi dây liên kết đẳng thế tiếp địa có kích thước tối thiểu Ø8 hoặc lớn hơn bằng sắt hoặc đồng tùy thuộc khả năng kinh tế.

III. Biện pháp chống sét lan truyền:

1. Giải thích về chống sét lan truyền:

Sét đánh lan truyền là hiện tượng xảy ra khi một cú sét đánh vào một vị trí cụ thể, và tác động của nó có thể lan ra trong vòng bán kính khoảng 2km. Trong phạm vi này, tất cả các vật liệu kim loại, dây dẫn điện và đường truyền dữ liệu có thể trở thành điểm cảm ứng điện từ, gây hỏng hóc và sự cố.

Mọi cấu trúc nằm trên đường đi của cơn giông đều có thể bị đe dọa. Mặc dù sét chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, chỉ vài micro giây, nhưng nó có khả năng phá hủy các thiết bị điện tử quan trọng. Để giảm thiểu hoặc ngăn chặn thiệt hại cho các tài sản có giá trị của bạn, việc lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền (SPD) là rất cần thiết.

2. Các rủi ro khi không có sự chống sét lan truyền:

  • Đe dọa trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng con người.
  • Chi phí sửa chữa và thay thế thiết bị, cũng như khôi phục dữ liệu bị hỏng.
  • Tổn hao thời gian và công suất làm việc do tạm ngừng hoạt động.
  • Mất cơ hội kinh doanh và thương mại.

Việc chống sét lan truyền giúp giảm thiểu các rủi ro và tổn thất kinh tế do sét gây ra, đồng thời bảo vệ các hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện và các thiết bị điện tử.

3. Những lưu ý khi lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền:

Việc lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền (SPD) phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện tử khỏi tác hại của sét lan truyền. Khi lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền, cần lưu ý một số yếu tố sau:

Xác định mức độ nguy cơ sét đánh:

  • Cần đánh giá mức độ nguy cơ sét đánh tại khu vực lắp đặt để lựa chọn SPD có khả năng chịu đựng dòng sét phù hợp. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
  • Mật độ sét đánh trung bình trong khu vực.
  • Chiều cao và cấu trúc công trình.
  • Mức độ rủi ro đối với các thiết bị điện tử nhạy cảm.
  • Cường độ dòng xung sét: Cần chọn thiết bị có khả năng cắt dòng xung sét phù hợp với mức độ nguy cơ sét đánh trong khu vực.
  • Điện áp hệ thống điện: Cần chọn thiết bị có điện áp làm việc phù hợp với điện áp hệ thống điện.

Chọn loại SPD phù hợp:

SPD được phân loại thành 3 loại chính dựa trên vị trí lắp đặt:

Type 1: Lắp đặt tại vị trí đầu tiên của hệ thống điện, thường là tủ điện tổng hoặc trạm biến áp.

Type 2: Lắp đặt tại các phân nhánh phụ của hệ thống điện, thường là tủ điện nhánh.

Type 3: Lắp đặt gần các thiết bị điện tử nhạy cảm.

Lưa chọn các thương hiệu uy tín: Nên chọn thiết bị của các thương hiệu uy tín, có chứng chỉ chất lượng và bảo hành đầy đủ.

Thiết bị chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền

IV. Một số biện pháp phòng chống sét đánh khác:

Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian có sấm sét. Trong thời gian có sấm sét, nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để tránh nguy cơ bị sét đánh trực tiếp hoặc lan truyền qua đường dây điện. Ngắt kết nối các thiết bị điện tử không cần thiết và tránh tiếp xúc với các vật kim loại. 

Điều này không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho gia đình và doanh nghiệp mà còn kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện tử và giảm thiểu thiệt hại về tài sản.

V. Lắp đặt hệ thống chống sét, An toàn – Hiệu quả:

Công ty Cổ phần Giải pháp và Thiết bị DHK chuyên cung cấp các giải pháp chống sét toàn diện cho gia đình và doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, DHK cam kết mang đến các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng. 

Công ty Cổ phần Giải pháp và Thiết bị DHK
Công ty Cổ phần Giải pháp và Thiết bị DHK

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về các giải pháp phòng chống sét.

error: Content is protected !!
kênh liên hệ khác
Kênh liên hệ khác!
Gọi ngay cho chúng tôi!